Hàng rào bảo vệ da là gì? Làm thế nào bảo vệ trước ô nhiễm môi trường?
Trong một nghiên cứu được công bố mới đây trên chuyên san Food Research International, các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện chiên, xào tỏi và hành tây trong nhiệt độ cao với dầu thực vật có thể tạo ra a xít béo chuyển hóa (TFA). Đây là loại chất béo không tốt cho sức khỏe tim mạch, theo trang tin sức khỏe Medical Xpress (Mỹ).A xít béo chuyển hóa là loại chất béo có thể tích tụ dọc theo thành động mạch, làm hạn chế lưu thông máu và tăng đáng kể nguy cơ bị đau tim. Loại chất béo này thường có nhiều trong thực phẩm chế biến. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể hình thành trong quá trình chế biến thức ăn.Một ví dụ thường thấy là a xít béo không bão hòa (UFA) được coi là loại chất béo lành mạnh, có nhiều trong dầu ô liu, dầu hạt cải, hạt chia, hạt lanh, trái bơ, hạnh nhân, óc chó và các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu. Thế nhưng, nếu chế biến với nhiệt độ quá cao thì loại chất béo có lợi này sẽ chuyển đổi thành chất béo có hại là a xít béo chuyển hóa.Trong nghiên cứu, các nhà khoa học muốn kiểm tra liệu các hợp chất chứa lưu huỳnh như isothiocyanates và polysulfides trong tỏi, hành tây, bắp cải, bông cải xanh và cải ngựa có ảnh hưởng đến a xít béo không bão hòa trong dầu đậu nành và ô liu hay không.Nhóm khoa học phát hiện khi nấu ở nhiệt độ cao, đặc biệt là trên 140 độ C, thì các hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi và hành tây sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình biến đổi đồng phân trans. Đây là quá trình làm biến đổi a xít béo không bão hòa (UFA), một loại chất béo có lợi trong dầu đậu nành và dầu ô liu, thành a xít béo chuyển hóa có hại. Trong khi đó, nếu chế biến ở nhiệt độ vừa phải thì chỉ một lượng nhỏ a xít béo chuyển hóa được tạo ra.Do đó, để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo mọi người khi chế biến tỏi và hành tây có thể dùng dầu thực vật nhưng không nên để nóng quá 140 độ C. Nếu cần chế biến ở nhiệt độ cao thì hãy thay thế bằng dầu bơ hoặc dầu dừa. Quá trình biến đổi đồng phân trans của các loại dầu này ít hơn so với dầu đậu nành hay ô liu, nhờ đó ít tạo ra a xít béo chuyển hóa, theo Medical Xpress.Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Vị trí địa lý Việt Nam
Theo PhoneArena, thông tin về việc One UI 7.0 bị trì hoãn đến tận tháng 4 có thể khiến nhiều người hâm mộ Samsung hụt hẫng. Tuy nhiên, theo thông tin rò rỉ mới nhất, sự chậm trễ này có thể dẫn đến một tin vui bất ngờ.Theo nguồn tin, Samsung đang cân nhắc bỏ qua các bản cập nhật trung gian như One UI 7.1 và 7.1.1, và phát hành thẳng One UI 8.0 cùng với Android 16.Thông thường, Samsung sẽ tung ra nhiều bản cập nhật nhỏ như One UI 7.1 và 7.1.1 trước khi ra mắt phiên bản Android chính. Tuy nhiên, sự chậm trễ của One UI 7.0 có thể khiến hãng thay đổi chiến lược. Theo người chuyên rò rỉ thông tin nổi tiếng Ice Universe, Samsung đang xem xét bỏ qua các bản cập nhật trung gian và tập trung phát triển One UI 8.0 dựa trên Android 16.Google đã xác nhận sẽ phát hành Android 16 sớm hơn một quý, tức là vào quý 2 năm sau. Điều này tạo cơ hội cho Samsung đồng bộ lịch trình và tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ.Khác với các bản cập nhật nhỏ chỉ tập trung tinh chỉnh, One UI 8.0 được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều tính năng mới và có thể là cả những thay đổi lớn về thiết kế. Việc Samsung tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ sẽ là một món quà ý nghĩa cho người hâm mộ.Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ xem Samsung sẽ quyết định như thế nào về phiên bản Android trên các dòng điện thoại gập tiếp theo của hãng. Nếu One UI 7.1.1 bị hủy bỏ, Galaxy Z Fold 7 và Z Flip 7 có thể sẽ ra mắt với One UI 7.0 hoặc One UI 8.0.
Ai quyết định mức lương tối thiểu vùng?
Sáng qua 6.3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cùng tư vấn giám sát đã triển khai công tác cắm cọc và bàn giao cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn qua xã Nhuận Đức, H.Củ Chi thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) giai đoạn 1. Theo đó, sau khi đo vẽ, xác định ranh mốc, phía chủ đầu tư kết hợp tư vấn giám sát và UBND xã đã mang cọc tới các vị trí để đóng cọc, khoảng cách mỗi cọc là 100 m.Đại diện chủ đầu tư cho biết từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3.029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Trong đó, đợt 1 có 2.102 cọc trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến ngày 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3. Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3.Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1" (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP) tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027.Như vậy, đến ngày 2.9, những hạng mục đầu tiên thuộc tuyến cao tốc nối thẳng TP.HCM đi Tây Ninh sẽ chính thức được khởi công. Tuyến cao tốc này khi đưa vào khai thác không chỉ xóa thế độc đạo của QL22, gỡ nút thắt giao thương hướng Tây Bắc, mà còn góp phần đột phá phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhất là trong bối cảnh Tây Ninh đang nổi lên như một điểm đến "hot" nhất Nam bộ.Cùng với đó, tuyến cao tốc huyết mạch đi miền Tây (TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận) cũng vừa được Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) phê duyệt kế hoạch khởi công ngay trong năm nay. Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương từ Chợ Đệm - Vành đai 4 hiện chỉ 4 làn xe sẽ khởi công mở rộng lên quy mô 12 làn xe, từ Vành đai 4 - Trung Lương quy mô 10 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận mở quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.Phía đông, dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu phương án rút ngắn thời gian thực hiện, có thể áp dụng ngay các cơ chế đặc thù, đặc biệt như đã áp dụng cho một số dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 để khởi công vào cuối quý 3, cơ bản hoàn thành dự án vào tháng 12.2026. Ngoài ra, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành cũng đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút khởi công ngay đầu năm mới Ất Tỵ. Hiện nay, phương tiện từ TP.HCM đi Bình Phước chủ yếu di chuyển theo QL13 với quãng đường khoảng 120 km, thường xuyên ùn tắc vì quá tải. Do đó, 57 km cao tốc TP.HCM - Chơn Thành khi đi vào hoạt động, cùng với tuyến đường nối từ Gò Dưa (TP.HCM dự kiến khởi công trong quý 3), hành trình từ TP.HCM đến Bình Phước sẽ được rút ngắn đáng kể.Trong khi các con đường huyết mạch đang khẩn trương chuẩn bị khởi công thì cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng lần lượt được đưa vào khai thác từng đoạn trong năm nay, kết nối giao thông giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ không phải qua trung tâm của TP.HCM.Như vậy, chỉ trong năm 2025, 5 tuyến cao tốc hướng tâm sẽ đồng loạt được thực hiện, giải "cơn khát" cao tốc kết nối TP.HCM đi các tỉnh miền Đông - Tây Nam bộ suốt gần 2 thập niên qua.Trao đổi với Thanh Niên, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông, khẳng định 2025 là năm của những dự án giao thông mang tính kết nối liên vùng. Không chỉ 5 tuyến cao tốc hướng tâm, năm nay TP sẽ bứt tốc trên hành trình khép kín mạng lưới vành đai khi dự kiến khởi công đường Vành đai 2 (đoạn 1, đoạn 2) vào quý 3.Theo ông Phúc, Vành đai 2 mới thực sự là giấc mơ mà TP.HCM đã phải chờ đợi tới 20 năm. Trước đây, dự án còn gặp nhiều khó khăn khiến phải gián đoạn ở một số nơi, song dự án đã bắt đầu khởi động lại trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Cùng với đó, dự án đường Vành đai 3 đang "chạy êm" đúng như kế hoạch. Các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nhằm cơ bản hoàn thành 14,7 km trên cao Vành đai 3 tại TP.Thủ Đức, sẵn sàng cho năm 2026 khi toàn bộ tuyến được đưa vào khai thác ngày 30.6.2026. Song song đó, dự án Vành đai 4 cũng đang được phấn đấu khởi công."Năm 2025 sẽ là dấu mốc quan trọng khi TP.HCM hiện thực hóa bộ khung giao thông chiến lược. Ngoài ra, các dự án BOT cửa ngõ, cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 cũng được triển khai ngay trong năm nay. Những trục giao thông quan trọng này sẽ tạo nên hệ thống kết nối giao thông đối nội và đối ngoại, thúc đẩy phát triển KT-XH của TP.HCM và khu vực lân cận", ông Lương Minh Phúc nhấn mạnh.Khẳng định tầm quan trọng của những dự án giao thông liên vùng, TS Dương Như Hùng, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhìn nhận: Khi TP.HCM khép kín được mạng lưới đường vành đai, kết hợp với sự xuất hiện của những tuyến cao tốc như TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, hay nâng công suất các tuyến cao tốc quá tải TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... sẽ tác động rất lớn tới KT-XH. Hiệu quả đầu tiên là giảm chi phí logistics, giúp giá cả hàng hóa giảm, thúc đẩy KT-XH phát triển. Việc đi lại thuận lợi hơn sẽ giúp phân bố lại các khu công nghiệp, khu dân cư, mở ra cơ hội mới cho các tỉnh như Tây Ninh, Bình Phước, giảm tải cho TP.HCM, Bình Dương, cũng như thúc đẩy phát triển khu vực ĐBSCL - vựa nông sản của cả nước. Có thể thấy, lợi ích kinh tế không chỉ mở ra cho riêng TP.HCM mà còn làm sống dậy cả vùng động lực kinh tế trọng điểm phía nam."Nền kinh tế VN phụ thuộc rất nhiều vào khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Chỉ cần tăng 10% chất lượng hạ tầng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam thì sức hút đầu tư sẽ tăng lên tới 24%, đời sống người dân tăng. Do đó, đổ tiền vào hoàn thiện hạ tầng, cải thiện giao thông khu vực miền Nam sẽ tạo ra các tác động lan tỏa kinh tế lớn hơn nhiều so với các vùng khác. Đặc biệt, TP.HCM là cực động lực quan trọng. Điểm nghẽn giao thông được tháo gỡ sẽ tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế TP.HCM, đóng góp với mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước giai đoạn tới", TS Dương Như Hùng nhận định. Lãnh đạo TP đã xác định phải dồn lực ưu tiên đầu tư dứt điểm các hạ tầng chính, mang tính chiến lược để giao thông thực hiện sứ mệnh đi trước mở đường, đưa TP.HCM bước vào giai đoạn phát triển mới, kỷ nguyên mới cùng với đất nước.Ông Lương Minh Phúc (Giám đốc Ban Giao thông TP.HCM)
Ngày 10.3, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết vừa ban hành kế hoạch đấu giá các khu đất trên địa bàn trong 2025. Theo đó, Đồng Nai dự kiến đấu giá 37 khu đất để thu về tổng số tiền gần 21.000 tỉ đồng (tính theo bảng giá đất).Ngoài những khu đất "vàng", khu đất tiềm năng đã được lên kế hoạch đấu giá trước đây, lần này Đồng Nai đã đưa khu đất rộng hơn 1.070 ha ở núi Chứa Chan vào danh sách đấu giá.Cụ thể, khu đất này được quy hoạch làm dự án Khu du lịch núi Chứa Chan (H.Xuân Lộc), rộng 1.070 ha, giá trị tính theo bảng giá đất là 1.348 tỉ đồng. Theo kế hoạch được đưa ra, trong tháng 7.2025, ngành chức năng tỉnh Đồng Nai sẽ tiến hành các công việc: thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; điều chỉnh quy hoạch; lập thủ tục giao đất cho Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh; lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư; lập thủ tục chuyển đổi mục đích đất rừng; lập phương án đấu giá; thẩm định, phê duyệt phương án đấu giá.Đến tháng 9.2025 sẽ xác định, thẩm định, phê duyệt giá khởi điểm; sau đó ban hành quyết định đấu giá (tháng 10.2025); lựa chọn đơn vị tổ chức (tháng 11.2025); tiến hành các bước đăng thông báo đấu giá, thẩm định hồ sơ người tham gia, tổ chức phiên đấu giá (tháng 12.2025).Dự án Khu du lịch núi Chứa Chan là một trong những dự án trọng điểm mà thời gian qua Đồng Nai kêu gọi nhà đầu tư. Cùng với hồ Núi Le (cạnh núi Chứa Chan, đều thuộc H.Xuân Lộc), Đồng Nai mong muốn biến nơi đây thành điểm du lịch hấp dẫn.Cách đây ít ngày, Đồng Nai cũng đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích danh lam thắng cảnh núi Chứa Chan đến năm 2030. Phạm vi điều chỉnh quy hoạch rộng 250 ha, gồm các khu vực bảo vệ và khu vực kết nối giao thông.Đối với việc kết nối giao thông, Đồng Nai quy hoạch thêm 3 tuyến cáp treo (hiện đã có 1 tuyến cáp treo từ chân núi lên chùa Bửu Quang) từ chân núi phía Đông Nam lên đỉnh núi, gần di tích Nhà nghỉ toàn quyền Pháp và vườn trà Bảo Đại. Theo UBND tỉnh Đồng Nai, các điểm cáp treo này là đầu mối giao thông phục vụ khách du lịch tiếp cận lên đỉnh núi.Ngoài ra còn quy hoạch thêm 4 tuyến đường sắt leo núi phục vụ nhu cầu di chuyển, kết nối các khu vực đỉnh núi Chứa Chan.
Phục dựng lễ hội cầu ngư theo phong tục xưa
Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chiến lược phát triển mạng lưới đại lý toàn cầu của VinFast, giúp nhanh chóng tăng cường độ phủ sóng thương hiệu và đưa xe điện đến gần hơn với đông đảo khách hàng Indonesia.Theo nội dung ký kết, VinFast sẽ tận dụng tối đa năng lực, sự am hiểu thị trường, và bề dày kinh nghiệm 25 năm của Amarta để mở 22 showroom mới trong giai đoạn 2025 - 2027, tập trung tại các thành phố lớn như khu vực trung tâm Jakarta và Bandung. Trong đó, 11 showroom sẽ đi vào hoạt động ngay trong năm nay, dự kiến sớm nhất ngay trong tháng 3 này.Các showroom VinFast đều được thiết kế hiện đại, tích hợp điểm sạc xe điện thuận tiện, và vận hành theo mô hình tích hợp toàn diện các khâu trưng bày sản phẩm, trải nghiệm khách hàng, và dịch vụ hậu mãi. Qua đó, khách hàng sẽ có được trải nghiệm đầy đủ và thuận tiện nhất trong suốt quá trình tìm hiểu, sở hữu và sử dụng xe điện VinFast.Thỏa thuận với Amarta không chỉ giúp VinFast mở rộng đáng kể mạng lưới đại lý hiện tại ở Indonesia, mà còn phù hợp với định hướng chuyển đổi sang mô hình đại lý toàn cầu của hãng. Việc áp dụng mô hình đại lý sẽ giúp VinFast tối ưu hoạt động, giảm chi phí vận hành, đồng thời nhanh chóng tăng cường sự hiện diện và nâng cao uy tín thương hiệu trên thị trường quốc tế.Ông Phạm Sanh Châu, Tổng Giám đốc VinFast Châu Á, cho biết: "VinFast rất vui mừng khi hợp tác cùng Amarta để đưa các sản phẩm xe điện thông minh và thân thiện môi trường đến gần hơn với đông đảo khách hàng Indonesia. Hợp tác này sẽ giúp chúng tôi tận dụng tối đa sức mạnh của Amarta, một đối tác địa phương giàu kinh nghiệm, từ đó tạo nền tảng vững chắc để VinFast nhanh chóng trở thành thương hiệu xe điện yêu thích của mọi người, mọi nhà".Ông Angga Prawira Awang, Tổng Giám đốc Amarta cho biết: "Amarta rất vinh dự được đồng hành cùng VinFast, thương hiệu xe điện năng động, tiên phong từ Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng rằng sự kết hợp giữa hiểu biết thị trường địa phương của Amarta và chất lượng sản phẩm ưu việt đi kèm mức giá hợp lý của VinFast sẽ mang lại giá trị vượt trội cho khách hàng Indonesia, góp phần thúc đẩy chuyển đổi xanh và hướng tới tương lai bền vững".VinFast hiện đang triển khai mạnh mẽ các bước tiến mới tại thị trường Indonesia, khẳng định cam kết thúc đẩy chuyển đổi xanh tại địa phương. Tới nay, VinFast đã hợp tác với 14 đại lý và hiện có 21 cửa hàng phân bổ tại Jakarta, Bandung, Surabaya, Bali... đem đến lựa chọn ô tô điện đa dạng cho người tiêu dùng, bao gồm mẫu mini e-SUV VF 3, VF 5 và VF e34. Đặc biệt, VinFast cũng áp dụng chính sách sạc miễn phí hấp dẫn cho tất cả khách hàng tới 1.3.2028, cùng chính sách bảo hành từ 7 - 10 năm (tùy mẫu xe), khẳng định quyết tâm phổ cập giao thông xanh tại Indonesia.Chỉ sau hơn một năm có mặt tại thị trường, hệ sinh thái xe điện toàn diện "Vì tương lai Xanh" của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã hiện diện mạnh mẽ tại Indonesia, với sự ra mắt của ô tô điện VinFast, hãng taxi điện GSM và công ty trạm sạc V-GREEN. Những bước đi vừa qua một lần nữa khẳng định cam kết lâu dài của VinFast trong việc góp phần kiến tạo tương lai xanh - sạch - bền vững tại quốc gia này.